Lựa chọn keo silicone như thế nào
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại keo silicone xuất xứ khắp nơi thế giới như Mỹ, Úc, Nhật, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái lan, Trung Quốc, … có thể khiến người sử dụng bối rối khi lựa chọn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại keo silicone xuất xứ khắp nơi thế giới như Mỹ, Úc, Nhật, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái lan, Trung Quốc, … có thể khiến người sử dụng bối rối khi lựa chọn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại keo silicone xuất xứ khắp nơi thế giới như Mỹ, Úc, Nhật, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái lan, Trung Quốc, … có thể khiến người sử dụng bối rối khi lựa chọn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại keo silicone xuất xứ khắp nơi thế giới như Mỹ, Úc, Nhật, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái lan, Trung Quốc, … có thể khiến người sử dụng bối rối khi lựa chọn.
Để chọn lựa loại silicone phù hợp cho mục đích của mình, bạn nên cân nhắc các tiêu chí phổ biến như sau.
1. Mục đích sử dụng
Keo silicon có 2 dòng là acid và trung tính. Keo acid phù hợp với nhôm kính và các loại bề mặt không bị ăn mòn. Keo trung tính có thể sử dụng cho bề mặt bị acid ăn mòn như sắt, thép, đồng, bê-tông. Keo trung tính dùng tốt hơn trên hệ cửa nhựa.
2. Nước sản xuất – nguồn gốc xuất sứ
Keo silicone được sản xuất từ polymer silicon nguyên sinh dạng lỏng (silicone polymer), chất tạo đặc (thickener) và một số chất xúc tác khác. Về cơ bản, quy trình sản xuất ở tất cả các nhà máy là tương tự nhau. Bạn không cần thiết phải quá cân nhắc về nguồn gốc xuất xứ. Quan trọng là nguyên liệu sử dụng phải tinh khiết, phù hợp dòng sản phẩm. Một nhà máy nhỏ sử dụng nguyên liệu tốt cũng có thể sản xuất keo có chất lượng tương đương với keo của một nhà máy lớn nổi tiếng.
3. Đánh giá cảm quan
* Keo không nên quá trong hay quá đục.
- Keo trong quá là do sử dụng nhiều dung môi. Bạn nhìn một số loại keo Trung Quốc sẽ thấy là keo rất trong do họ sử dụng nhiều dung môi để giảm giá thành sản xuất. Nếu là dung môi không tốt keo sẽ bị co ngót khi khô, dung môi có thành phần bay hơi sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người sử dụng trong phòng kín.
- Keo quá đục là do sử dụng nguyên liệu nhiều tạp chất, không tinh khiết. Nguyên liệu tạp chất nhiều sẽ khiến keo có tuổi thọ không cao, bị bạc màu, giòn vỡ sau một thời gian.
* Keo không nên quá lỏng hoặc quá đặc
- Keo quá lỏng là do lượng dung môi nhiều, thành phần silicon ít nên tuổi thọ không cao.
- Keo quá đặc gây khó khăn khi thi công.
4. Thương hiệu
Thương hiệu rất quan trọng. Tuy nhiên bạn không nên quá chú trọng đến thương hiệu. Keo là sản phẩm kỹ thuật, ta chỉ nên quan tâm đến các tiêu chí kỹ thuật.
5. Tiêu chí kỹ thuật
Khi sử dụng keo bạn nên quan tâm đến một số thông tin kỹ thuật quan trọng như sau.
a. Độ bám dính của keo (adhesion)
Độ bám dính của keo được tính toán dựa trên lực tác dụng trên một đơn vị diện tích để kéo đứt mối nối keo. Thay vì kiểm cơ tính bằng máy móc phức tạp trong phòng thí nghiệm, bạn có thể thử nghiệm đơn giản tại nhà bằng cách lấy 2 miếng nhôm hoặc kính nhỏ ( 1 x 1 cm hoặc 2x2cm) rồi ghép lại bằng keo. Chờ keo khô (khoảng 24h) và kéo tách ra bằng tăngđơ nối cân đồng hồ. Cân đồng hồ chỉ giá trị càng cao thì keo bám dính càng tốt. Khi mối nối đã đứt nhìn xem đứt ở keo – keo hay keo – kính / nhôm. Keo tốt là keo đứt ở keo – keo. Sau khi keo đứt mối nối có tách dời không hay vẫn được keo giữ lại. Keo tốt là keo có thể giữ được mối nối sau khi đã đứt (hay keo chỉ đứt cục bộ chứ không đứt hoàn toàn).
* Thử nghiệm 1 số keo trên thị trường được kết quả như sau.
Một loại silicone phổ biến VN, loại 1: mối nối keo đứt ở 17-19 kg
Một loại silicone phổ biến VN, loại 2: mối nối keo đứt ở 11-12 kg
Silicone của 1 hãng hàn quốc : mối nối keo đứt ở 21-23kg
* Khi nhìn trong thông số keo, độ bám dính thể hiện ở mục Cường độ kéo (TS - tensile strength). TS (đơn vị MPa hoặc PSI) càng cao thì càng tốt.
1 MPa = 145 Psi = 10.2 kg/cm2
b. Độ giãn dài của keo (elongation %)
Độ giãn dài của keo phổ thông thường là từ 300 – 550%. Thông thường độ xê dịch mối nối tối đa là 25% nên keo có độ giãn dài 300-550% là phù hợp.
c. Thời gian lưu hóa (khô)
Thời gian khô ngoài (tạo màng – film forming time): từ 5-10 phút
Thời gian lưu hóa hoàn toàn (full cure time): 24h cho mối nối nhôm kính thông thường
Keo khô quá nhanh hay quá chậm đều không tốt. Keo khô quá nhanh thì dễ bị lão hóa, giòn gãy, bạc màu, thời gian sử dụng không lâu bền.
Keo khô quá chậm là do keo có nhiều dung môi, ảnh hưởng thời gian thi công.
d. Trọng lượng riêng (specific gravity)
Trọng lượng riêng của keo acid từ 0.98 – 1.03 g/cm3.
Trọng lượng riêng của keo trung tính từ 1.3 – 1.4 g/cm3.
Trọng lượng riêng quá cao hay quá thấp đều không tốt.
e. Độ cứng của keo (hardness shore A)
Độ cứng A của keo trong khoảng 25 – 35. Keo quá cứng là do có nhiều chất đột (ví dụ bột đá CaCO3), keo quá mềm là do quá nhiều dung môi.
f. Bao bì đóng gói
Keo đóng đúng, đủ trong chai nhựa dung tích 310ml. Chai làm bằng nhựa HDPE dẻo, không quá cứng giúp thời gian bảo quản keo kéo dài.
Tin liên quan
Công dụng của các loại keo dán Silicone
Những sản phẩm keo dán silicone hiện nay trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, kích thước, mẫu mã, màu sắc, nơi xuất xứ. Hơn nữa với mỗi loại khác nhau thì có công dụng khác nhau. Cho nên để phù hợp với dự án, công trình mà bạn đang thực hiện, bạn cần xem xét để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Chất trám silicone giải pháp bít kín chống dột chống thấm
Silicone là một hợp chất trám linh hoạt, có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ứng dụng khác nhau. Cụ thể với dòng keo Silicone Sealant có tính linh hoạt .
Các thông số quyết định tỉ lệ pha nước và độ dính của keo: Độ nhớt và hàm lượng rắn.
Tính chảy được của keo: sự chảy của keo khi bạn lấy một ít keo và nghiêng rót từ từ xuống nếu keo chảy thành dòng thì keo này có tính chảy được. Bạn thường hay nhẫm lẫn khi nói rằng keo không chảy được là keo đặc.